Bắt nhóm cát tặc có 'người nhái' dò tìm nguồn cát dưới sông Tiền
- Bộ Tài chính chưa trả lời đơn của ông Nguyễn Văn Tum (ngụ KP.Tân Ba, P.Thái Hòa, TP.Tân Uyên, Bình Dương) và một số người dân khác có tên trong đơn theo phiếu chuyển (PC) 274/PC-TN ngày 3.7.2023.- Hà Nội: Tổng công ty Viễn thông Mobifone (01 phố Phạm Văn Bạch, P.Yên Hòa, Q.Cầu Giấy, TP.Hà Nội) chưa trả lời đơn của ông Hồ Uyên Nhân, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thương mại dịch vụ Hoàng Gia Lâm (số 14, đường số 4, KP.4, P.Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức, TP.HCM) theo PC 291/PC-TN ngày 25.7.2023.- TP.HCM: Phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Công an TP.HCM chưa trả lời đơn của bà Phạm Thị Ngọc Loan (ngụ số 14, đường số 32, KP.3, P.Bình Trưng Đông, TP.Thủ Đức) theo PC 265/PC-TN ngày 3.7.2023; UBND Q.12 chưa trả lời đơn của ông Nguyễn Xuân Khảm (ngụ số 337, đường TX14, tổ 28, KP.7, P.Thạnh Xuân, Q.12) theo PC 267/PC-TN ngày 3.7.2023; Công ty TNHH DV XNK Phước Nguyên (89-91-93 Nguyễn Cơ Thạch, P.An Lợi Đông, TP.Thủ Đức, TP.HCM) chưa trả lời đơn của bà Vũ Châu Nguyệt Nga (ngụ số 94 Phan Đăng Lưu, P.5, Q.Phú Nhuận) và một số người dân khác có tên trong đơn theo PC 271/PC-TN ngày 3.7.2023.- Bà Rịa-Vũng Tàu: UBND TX.Phú Mỹ chưa trả lời đơn của bà Nguyễn Thị Hằng (ngụ ấp Tân Trung, xã Châu Pha, TX.Phú Mỹ) theo PC 296/PC-TN ngày 25.7.2023; UBND TX.Phú Mỹ chưa trả lời đơn của bà Vũ Thị Thuấn (ngụ ấp Tân Trung, xã Châu Pha, TX.Phú Mỹ) theo PC 297/PC-TN ngày 25.7.2023.Đề nghị quý cơ quan nhận phiếu chuyển của Báo Thanh Niên nhanh chóng xem xét, giải quyết và thông báo kết quả để chúng tôi trả lời bạn đọc theo luật định.Vì sao hạnh phúc lại nằm ở chữ ‘không’?
Khoảng 14 giờ chiều một ngày cuối năm 2024, gần 20 học viên có mặt tại Hội người mù TP.HCM (Q.1) để tham gia buổi học cuối cùng của năm. Ngoài cửa, nhiều học viên lần từng bước vào hội trường. Bên trong, không khí trò chuyện sôi động vì mọi người thăm hỏi nhau sau một tuần không gặp.Giờ học đến, các học viên đứng cách nhau gần một mét, bắt đầu bài tập khởi động. Tiếng nhạc vang lên cùng với khẩu lệnh của huấn luyện viên Tú để đếm nhịp, điều hướng, chỉ dẫn cho mọi người mà không cần trực tiếp biểu diễn.Dù chỉ mới đến đây lần thứ hai, anh Nguyễn Tấn Tài (47 tuổi) rất dạn dĩ. Anh không ngại nhún nhảy trong động tác vươn vai khởi động, nôn nao chờ đợi bài học chính thức hôm nay. "Tôi là ca sĩ tự do nên cũng muốn học hỏi thêm nhiều bộ môn nghệ thuật. Đến đây mình được phiêu cùng âm nhạc, không còn cảm thấy trống trải nữa, có thời gian giải trí, tập thể dục và kết nối giao lưu với nhiều người", anh nói.Bồi hồi nhớ lại buổi đầu, anh Tài cho biết bản thân vẫn chưa hình dung được bước đi nên phải tự động viên mình cố gắng liên tục. Anh cẩn thận lắng nghe hướng dẫn của thầy, cảm nhận từng chút chuyển động cơ thể của bản thân. Đối với những động tác phức tạp hơn, huấn luyện viên Tú sẽ để học viên chạm trực tiếp vào người. Các học viên vây quanh anh, chạm vào vai, vào hông, vào chân rồi tập theo hướng dẫn. Từ những khẩu lệnh đơn giản nhất như tiến, lùi, qua trái, qua phải, sau thời gian dài luyện tập, nhiều người trong lớp đã có thể nhớ động tác, thể hiện trôi chảy khi phối hợp với bạn nhảy mà không còn bị trật nhịp, té ngã, giẫm chân nhau như ngày đầu. Đây là lớp học khiêu vũ dành cho người mù đầu tiên và duy nhất ở miền Nam, diễn ra vào lúc 14 giờ chiều thứ sáu hằng tuần. Ấp ủ dự định này từ 4 năm trước, huấn luyện viên Tú cho biết rất hạnh phúc khi đã có thể phối hợp với Hội Người mù TP.HCM thực hiện nguyện vọng vào cuối năm 2023.Anh Tú tự thiết kế giáo án riêng, dạy đủ 10 điệu dancesport từ phong cách La tinh đến tiêu chuẩn. "Tiến độ học chậm mà chắc. Tôi mất 2-3 tháng mới soạn xong một bài nhưng học viên khiếm thị cần nhiều thời gian hơn như vậy để làm quen. Mình cố gắng một, họ nỗ lực mười. Do đó, học viên chỉ cần nhảy được một bước là tôi đã rất hạnh phúc", anh chia sẻ. Anh Nguyễn Đức Dũng (45 tuổi) là học viên gắn bó từ những ngày đầu. Hiện tại anh làm nhân viên massage, đời sống còn nhiều bấp bênh nên niềm vui rất lớn đến từ việc tham gia lớp học. "Tôi xin nghỉ làm mỗi chiều thứ sáu để nhờ bạn chở lên đây. Ở TP.HCM ít những hoạt động giải trí cho người mù lắm, giờ có lớp miễn phí như vậy nên tôi biết ơn vô cùng. Thầy chỉ rất tận tình, cặn kẽ. Từ ngày học khiêu vũ tôi thấy mình cũng dẻo dai hơn, có cơ hội rèn luyện sức khỏe, xả stress sau khoảng thời gian mưu sinh bộn bề", anh Dũng tâm sự. Không những vậy, huấn luyện viên Tú còn tổ chức các cuộc thi nội bộ hay hỗ trợ dự thi toàn quốc để khuyến khích tinh thần học viên. Anh Dũng rất vui vi đạt giải ba trong một sự kiện ở lớp. Anh bày tỏ hy vọng lớp sẽ còn duy trì để bản thân được theo học. Chia sẻ với PV Thanh Niên, anh Tú mong muốn ngày càng có thêm nhiều người biết đến lớp học. "Hội trường vẫn còn rộng lắm. Nếu khiếm thị khiến họ bị giới hạn, thì giờ đây mỗi bước nhảy sẽ là một hành trình để họ vượt qua chính mình", anh khẳng định.
Shark Liên - vị ‘Cá Mập’ hết lòng với sự phát triển của người Việt trẻ
Chiều 5.1, đại diện ban tổ chức giải, ban tổ chức sân, đội bóng và các lực lượng tham gia (giám sát, trọng tài, y tế, an ninh…) trong công tác chuyên môn của vòng loại khu vực miền Trung - TNSV THACO cup 2025 đã dự cuộc họp kỹ thuật tại Trung tâm TDTT Quốc phòng 3 (Quân khu 5). Tại buổi làm việc, đại diện ban tổ chức đã giải đáp những thắc mắc với trưởng đoàn/HLV các đội bóng và thống nhất nhiều vấn đề về mặt chuyên môn, để giải đấu diễn ra suôn sẻ nhất.Vòng loại khu vực miền Trung được đánh giá là “nóng bỏng” nhất trên cả nước, bên cạnh khu vực TP.HCM và phía bắc. Vào lúc này, tất cả các lực lượng và đặc biệt là các đội bóng đã sẵn sàng cho những ngày tranh tài sôi nổi, với mục tiêu giành 2 tấm vé dự vòng chung kết toàn quốc diễn ra từ ngày 1.3 tại sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng.Vòng loại khu vực miền Trung có 9 đội bóng góp mặt, gồm: Trường ĐH TDTT Đà Nẵng, ĐH Duy Tân, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật - ĐH Đà Nẵng, Trường ĐH Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Hàn - ĐH Đà Nẵng, ĐH Huế, Trường ĐH Kinh tế - ĐH Huế, Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế, ĐH Luật - ĐH Huế, Trường CĐ FPT Polytechnic.9 đội được chia đều vào 3 nhóm, thi đấu theo thể thức vòng tròn 1 lượt để tính điểm và xếp hạng. Ba đội đứng nhất nhóm và đội nhì có thành tích tốt nhất sẽ vào đá play-off, chọn ra 2 đội xứng đáng nhất dự vòng chung kết giải TNSV THACO cup 2025.HLV trưởng Trần Trung Kiên cho biết, đội Trường ĐH Kinh tế - ĐH Huế sẽ nỗ lực thi đấu để đạt kết quả tốt nhất. Đội Trường ĐH Kinh tế - ĐH Huế là cái tên từng 2 lần liên tiếp giành vé vào chơi vòng chung kết (mùa 2023 và 2024). Thầy trò HLV Trần Trung Kiên với lối chơi “biết mình, biết ta”, thi đấu quyết liệt nhưng luôn đề cao tinh thần fair-play đã để lại ấn tượng đẹp.“Cũng như hai mùa trước, đội Trường ĐH Kinh tế - ĐH Huế đến với giải TNSV THACO cup 2025 với tinh thần giao lưu, học hỏi và không đặt nặng thành tích. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ chơi hết mình, với hơn 100% khả năng. Trong bóng đá, bước vào trận đấu có thể thắng hoặc thua, nhưng mục tiêu đầu tiên của đội Trường ĐH Kinh tế - ĐH Huế là chơi đẹp, đúng với tính chất của một sân chơi dành cho sinh viên Việt Nam và tinh thần của giải đấu”, HLV Trần Trung Kiên nhấn mạnh.
Ngày tết đến, chúng ta thường thấy người lớn lì xì cho trẻ nhỏ để chúc chăm ngoan, học giỏi. Mở rộng hơn, con cháu ngày nay cũng lì xì cho cha mẹ, ông bà để chúc sức khỏe, bình an. Bạn bè, đồng nghiệp lì xì nhau để chúc năm mới vạn sự như ý...Thượng tọa Thích Trí Chơn, Trưởng ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, Viện chủ tu viện Khánh An cho hay, lì xì xuất phát từ tiếng Trung Hoa 利事 (lợi sự), tức là chúc cho một năm mới với những điều lợi ích, may mắn.Tại Việt Nam, chúng ta hay tặng cho nhau một bao lì xì hình chữ nhật màu hồng hoặc màu đỏ, màu biểu tượng cho thành công, thắng lợi, hạnh phúc, an lành. Trong bao lì xì, đồng tiền lớn hay nhỏ không quan trọng.Thượng tọa Thích Trí Chơn chia sẻ, lì xì từ lâu đã trở thành một phong tục, có ý nghĩa gián tiếp nhắc nhở mọi người hãy làm những thiện sự (việc tốt) để có những hoa trái thiện lành. từ những nhân thiện để chúng ta có hoa trái thiện lành.Như vậy, chỉ là lời chúc, lì xì còn là một cách chúng ta nương vào đó để nhắc nhở mình làm những việc có lợi cho chính mình, mọi người xung quanh, xã hội và cả môi trường.Theo Viện chủ tu viện Khánh An, bao lì xì thường có màu đỏ có thể giải thích là do xuất phát từ lửa. Về cơ bản, chúng ta hay nói ngọn hồng nhưng màu của lửa được cụ thể hóa lên màu đỏ - màu của lợi ích, màu của thắng lợi, vinh quang, chói sáng. Bên cạnh đó, trong văn hóa của nhiều nước châu Á, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, cát tường, thịnh vượng... nói chung là màu của những điều tốt đẹp. Vì vậy, ngày tết không thể thiếu màu đỏ, bao lì xì đa phần của màu đỏ cũng vì mang ý nghĩa chúc cho nhau những điều tốt đẹp như vậy. Ngoài ra, ngày tết người Việt còn có tục đi chùa hái lộc. Theo thượng tọa Thích Trí Chơn, lộc là một mầm nhú ở trên các cây xanh, thường mùa xuân thì nảy nở đâm chồi. Người Việt xưa có tục lên chùa hái lộc đầu năm, theo thông lệ đó, người ta đến chùa sẽ cầm về chiếc lá, cành hoa ở chùa về nhà mang tính biểu tượng như lộc, từ đó sinh sôi nảy nở cho ra hoa thơm trái ngọt. Tất cả đều chỉ mang tính biểu tượng. Tuy nhiên, Viện chủ tu viện Khánh An cho hay, tục đi chùa hái lộc đầu năm đã không còn phù hợp trong lối sống hiện tại. Ngày nay, nhiều chùa ở Việt Nam được bao phủ bởi cây cối để cho góp phần cho không gian tươi xanh. "Nếu ai đi chùa đầu năm cũng hái lộc, bứt lá, bẻ cành, ngắt hoa thì sẽ rất phản cảm, mất đi hình ảnh đẹp, một môi trường nhiều người đến chiêm ngưỡng nên nếu có thể chúng ta chỉ cần quán nguyện lộc ở trong tâm thức của mình. Những hạt giống tươi tốt, đẹp, thơm trong trái tim mình cố gắng vun bồi, nuôi dưỡng thì có được lộc tốt nơi chính mình khi tiếp xúc Đức Phật hay hơn là mình bẻ cành, chiết lá mang về nó không còn phù hợp trong bối cảnh hôm nay", thượng tọa Thích Trí Chơn chia sẻ.
Mẹ vật vã lo viện phí để cứu con
Nhìn hàng hoa vắng tanh, tôi thoáng bồi hồi, tự giận mình một chút, không ra sớm hơn để gặp, nhìn thêm một chút nụ cười hiền hậu của đôi vợ chồng già. Nhưng cứ nghĩ mọi năm, bác Ba Khâm vẫn dọn dẹp muộn hơn chút xíu, để kêu xe về đến Bến Tre nghỉ ngơi vài tiếng trước khi ngắm pháo hoa giao thừa. Nên lỡ mất cái nắm tay như mọi năm, nghe chừng từ bác một khoảnh khắc trìu mến.Hôm trước, tôi dọn dẹp nhà cửa xong, xách xe chạy ra thấy hai vợ chồng bác đang tíu tít mua bán. Mai, quất, sống đời và đủ thứ hoa. Xôn xao người hỏi han trả giá. Tôi chọn hai chậu bạch mai nhỏ nhắn, như mọi năm. Mỗi chậu khoảng vài chục búp, mới nở một bông, rồi dúi vào túi bác 200 ngàn. Là vì trước đó, tôi không dám hỏi, chỉ e bác không lấy tiền, nên khi loáng thoáng một người bảo rằng mỗi chậu 100 ngàn, mới làm ra vậy. Y như mọi năm!Sáng 27 tết, tôi đã dạo công viên Làng Hoa, mua được chậu mai vàng của một chủ vườn ở P. Thạnh Xuân, Q.12, TP.HCM. Để về chưng góc nhà, đưa mắt ưng ý chậu mai vừa vặn, búp nhiều, dáng thế cũng hợp, nên khi chú bán mai ra giá 1,5 triệu, mua luôn không ngần ngừ. Cái cách mua hoa năm nào với tôi, cũng là để vui chút với vườn với ruộng mà họ đã đổ mồ hôi chăm bẵm. Xe giằng xong chậu mai phía sau, chú lái ngồi lên, vỗ vai người bán bắt tay cười cái, là đi.…Bây giờ, thì những nhà vườn đã lục tục chất bớt hoa lên xe. Còn lại một ít họ rao “xổ hoa xổ hoa” vang rộn các góc công viên. Tôi chú ý một cặp ý chừng là vợ chồng, nghiêng ngó chỉ trỏ mấy chậu linh sam đang trổ hoa tím, nhỏ li ti hương thoang thoảng. Chị bán hoa da trắng mày cong, nói: “cặp 700 ngàn, cô chú à”. Họ trả, thôi bớt 100 ngàn, lấy cặp về chưng cho đẹp. Chị bán hoa dường như giãn cặp mày, cười duyên dáng: ừ, cô chú lấy đi. Vậy là cả ba lấy túi ni lon níu níu buộc buộc, nói lời chúc nhau đôi câu. Nghe lời yêu thương chuyển ý rót vào tai nhau, đất trời như rộn vui! Tôi dạo vài vòng. Giờ này không mua hoa nữa. Nhớ lúc xách xe đi, đứa con gái út cười, nói: “Rồi, ba lại đi làng hoa”. Ý cháu là ba nó cứ thích chạy xe đi, là mua hoa về, để rồi sau đó loay hoay không biết dọn xếp để chưng góc nào trong nhà. Tôi cười “lần này không mua nữa, chỉ dạo thôi”.Gần thêm nửa tiếng. Loanh quanh bất chợt, thế nào tôi cũng vòng đến chỗ chú Bảy Chợ Lách (là biệt danh tôi đặt cho một người quen, dân bán bông ở Bến Tre lên). Hỏi han vài câu, nhìn đám bông cúc vàng mâm xôi đã vợi đi, còn lưa thưa chen giữa đám cúc tím nhỏ xinh, biết là hoa cũng bán được nhiều. Năm nào cũng vậy, chú Bảy rời Sài Gòn sau 5g chiều. Công viên kêu dọn trước 12g, thì chú qua xin mấy cổng nhà mặt tiền phía đối diện, bán thêm một chút, kiếm tiền xe về kịp đón giao thừa.Vậy là một mùa hoa của ngày cuối năm Giáp Thìn đã vãn. Nhìn quanh, tôi có cảm giác chút trống vắng hơn mấy bữa trước. Nhưng hoa đã về với mọi nhà, xóm ngõ để đẹp hơn những ngày thường tất bật lo toan.Để rồi các gia đình quây quần lúc giao thừa, ngắm những nụ hoa, mầm lá xanh tươi đang gọi xuân về!